Trang chủ admin (trang 2)

Ngoài vẻ đẹp đẽ, màu sắc còn có chiều sâu kín đáo làm rung động lòng người. Chỉ cần chúng ta biết phối hợp chúng thì câu chuyện màu sắc trên ngôi nhà của chúng ta sẽ vô cùng sinh động và thú vị. Trong bài viết này hãy để chúng tôi chia sẻ với các bạn những thông tin thú vị về màu sắc trước khi tìm cách phối màu sơn cho tổ ấm của mình.

Trước hết chúng ta hãy cùng làm quen với khái niệm:

Màu dương tính:

Chắc chắn là rất ít bạn biết được cái tên này trong thế giới màu sắc. Gọi là màu dương tính bởi màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: những màu cơ bản như đỏ, xanh da trời và xanh lá khi phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.
Màu âm tính: Có màu dương thì chắc chắn phải có những màu âm để cân bằng, và ngược lại với những màu dương tính, màu âm tính được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: màu vàng, màu xanh lục và cánh sen khi phối hợp sẽ cho ra màu nâu đen.
Điều bất ngờ nhất là khi màu sắc dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Nếu bạn hiểu được quan hệ đối nghịch trong màu sắc bạn sẽ chọn và phối màu sơn phù hợp cho ngôi nhà của mình.

Ngoài làm quen với các khái niệm bạn cũng cần lưu ý rằng màu sắc không bao giờ riêng lẻ một mình, hiệu ứng của màu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: Mức độ phản chiếu ánh sáng của màu sơn và màu sắc môi trường xung quanh. Bạn cũng cần nắm được 10 nguyên tắc cơ bản về phối màu mà các chuyên gia lưu ý các bạn trước khi sơn nhà:

1. Phối màu không sắc:

Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám. Đây là tiêu biểu của phong cách minimalism được nhiều gia đình lựa chọn nhất hiện nay.

2. Phối màu tương tự:

Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

3. Phối màu sáng chói:

Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.

4. Phối màu bổ sung:

Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.

Ví dụ: Vàng – Tím, Xanh dương – Cam.

5. Phối màu đơn sắc:

Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

6. Phối màu trung tính:

Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc đậm hơn.

7. Phối màu bổ sung từng phần:

Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

8. Phối màu căn bản:

Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh.

9. Phối màu bổ sung cấp thứ hai:

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.

Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam

10. Phối màu bổ sung cấp thứ 3:

Nghĩa là dùng màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ 2 và cấp thứ 3.

Ví dụ: Đỏ cam – Vàng cam – Đỏ tím.

Với những lưu ý và chia sẻ trên, hãy để màu sắc kể chuyện ngôi nhà của bạn. Chúc các bạn thành công trong việc phối màu sơn của chính tổ ấm của mình

Nguồn: Internet http://kozitapaint.com/lang-nghe-ngon-ngu-cua-mau-son-nha/

https://mpicc.com.vn

Định nghĩa về sơn lót

Theo các chuyên gia xây dựng, sơn lót là lớp sơn được tạo lên bởi công thức riêng biệt, chuyên dùng để hỗ trợ bề mặt khi sơn tường nhà. Trên thực tế, sơn lót là vô cũng cần thiết và tất nhiên không phải là khâu “thừa thãi”, làm lãng phí chi phí của bạn. Bất kể tường mới hay tường cũ, Tường bạn mới sơn lần đầu hay đã sơn lại nhiều lần, thì việc sử dụng sơn lót sẽ giúp bạn tạo lên một công trình chất lượng.

Sử dụng sơn lót khi sơn tường nhà giúp bạn có được chất lượng công trình tốt hơn, tăng khả năng chống kiềm, chống thấm

Mọi loại sơn đều cần sử dụng sơn lót vì lớp sơn lót sẽ tăng khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng…) và tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường.

Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác tại ngay trong quá trình thi công nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ:

Lớp phủ màu không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ…

Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn. Bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng kinh tế hơn.

Tác dụng của sơn lót

So với sơn phủ và bột bả, sơn lót có những tính năng hoàn toàn khác biệt có thể kể đến sau đây:

Sơn lót tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ;
Sơn lót có khả năng chống kiềm tốt (tính năng này cũng có trong vôi và xi măng);
Sơn lót tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường;
Sơn lót giúp cho việc sơn tường nhà được hoàn chỉnh hơn, có lớp áo ngoài đều hơn và có chất lượng tốt hơn, tạo độ sáng bóng vì thế làm cho màng sơn đẹp hơn;
Một số loại sơn lót còn giúp ngăn chặn những vết bẩn và rêu mốc trong quá trình sử dụng.
Dùng sơn lót khi sơn tường nhà rất quan trọng vì nó tăng khả năng bám dính của sơn phủ và chống thấm cho bề mặt tường.

Nhìn chung, tác dụng và ý nghĩa của việc sự dụng sơn lót không thể nhìn thấy tận mắt và ngay lập tức khi sơn.

Sơn lót sẽ tự chứng minh ý nghĩa của mình sau quá trình thi công bằng chất lượng mà nó mang đến cho chủ nhà trong quá trình sử dụng.

Dùng sơn lót để sơn tường nhà nội thất hay ngoại thất?

Hầu hết các loại sơn lót được thiết kế cho những ứng dụng cụ thể trong và ngoài nhà. Nó cũng giúp nâng cao bề mặt sơn bằng việc che giấu những vết bẩn không đồng màu. Sơn lót nội thất này bảo vệ lớp sơn mới, tăng độ bám dính chắc và chống lại việc chảy xệ, ngăn ngừa tác nhân nấm và mốc. Làm mịn màng hơn cho lớp sơn phủ và đảm bảo cho lớp sơn trên cùng là sơn bóng sẽ phát triển tối đa độ nhẵn bóng.

Nói chung sơn lót rất cần thiết và không hề lãng phí

bất kể tường mới hay tường cũ, chúng không chỉ góp phần bảo vệ bề mặt tường mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ của công trình. Tính chất nổi bật của sơn lót cao cấp là trong khi sơn lót thường màu có thể bị thay đổi, còn sơn lót cao cấp thì không. Sơn lót cao cấp cũng giúp bảo vệ lớp sơn trên nền vôi vữa có độ kiềm cao, tính ăn mòn mạnh và khả năng chống ẩm phía bên ngoài.


Cả sơn tường nhà ngoại thất và nội thất đều không thể thiếu sơn lót

Với những chức năng quan trọng của mình

Có thể khẳng định:

Trong dòng sản phẩm sơn truyền thống, việc sử dụng sơn lót gần như là tiêu chuẩn bắt buộc.

Để đảm bảo chất lượng bề mặt, các nhà thầu thường phải bỏ ra nhiều công đoạn:

Sơn lót 2-3 lớp sau đó mới tiếp tục sơn phủ 2-3 lớp bề mặt.

Điều này khiến cho giá thành hoàn thiện hạng mục sơn đội lên khá cao. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của sơn lót nói riêng & những dòng sơn cũ nói chung.

Một lớp sơn hoàn thiện của dòng sơn tiện dụng này đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe nhất:

Chống thấm, chống rêu mốc, chống kiềm hiệu quả;

Bề mặt đẹp với độ bền màu cao.

Bên cạnh sự tiện dụng, dòng sơn thế hệ mới này còn đặt yếu tố sinh thái, an toàn lên hàng đầu.

Toàn bộ nguyên liệu sản xuất đều là nguyên liệu sạch ở dạng nguyên sinh, nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Hiện tại ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện dòng sơn này và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía thị trường cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng.

Những lưu ý khi sơn tường nhà bằng sơn lót

Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác tại ngay trong quá trình thi công nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ.

Lớp phủ màu sẽ không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ…

Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn.

Bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót kiềm tuy cao nhưng do độ phủ lớn thành ra lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng kinh tế hơn.

Không nên dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho sơn lót vì:

Lớp sơn này không có các tính năng của sơn lót như khả năng chống thấm, chống kiềm, tạo độ bám dính cao và tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt; nên có thể sẽ dẫn tới tình huống màu sơn bị loang lỗ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp…

Nếu không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn khi sơn tường.


Để cho công trình được hoàn hảo hơn, bên cạnh việc sử dụng sơn phủ cao cấp, lớp sơn lót thật cần thiết trong những trường hợp sau:

Khi sơn lên bề mặt tường mới

Khi sơn lại bề mặt đã bị tróc hay bị xuống cấp để lộ ra nguyên liệu bề mặt như lúc chưa sơn. Giống như những loại sơn phủ bên ngoài khác, sơn lót thể hiện tốt nhất khi bề mặt được chuẩn bị kỹ lưỡng. Cho dù đó là vật thể nào bề mặt cần sơn lót nên được chùi rửa sạch sẽ, không có bụi bẩn hay những lớp sơn bị rộp tách ra và không còn những chất làm gây ô nhiễm.

Nếu lớp sơn cũ vẫn còn tốt

Chỉ cần thay đổi màu sơn mới thì không cần phải sơn lót, khi đó nên dùng sơn phủ trắng bình thường thay cho sơn lót để tiết kiệm hơn.

Nguồn: Internet http://google.com.vn

https://mpicc.com.vn

Sơn nước là gì ?

Là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo nên lớp màng liên tục bám dính trên bề mặt vật chất. Hỗn hợp này được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.
sơn nước

Công dụng

Sử dụng sơn nước mang lại rất nhiều lợi ích cho công trình như:

Tính thẩm mỹ:

Nhờ sự phong phú về màu sắc, sơn nước mang đến nhiều sự lựa chọn, giúp tăng tính thẩm mỹ cho các hạng mục nội ngoại thất. Bên cạnh đó, nhiều màu sơn khác nhau có thể được phối hợp để tạo nên những màu sắc cá tính, nổi bật làm cho không gian sử dụng thêm ấn tượng và độc đáo.

Tính bền bỉ:

Các dòng sơn cao cấp hiện nay có khả năng bám dính tốt trên bề mặt tường, đồng thời giúp tăng khả năng chống thấm, chống bám bẩn và chống mài mòn do tác động của môi trường và thời tiết, giúp không gian sử dụng luôn bền đẹp.

Tính lâu dài:

Nếu chọn đúng loại chất lượng tốt, thi công đúng phương pháp, cách xử lý bề mặt tường tốt thì màng sơn sẽ có tuổi thọ sử dụng từ 5 đến 7 năm. Và con số này sẽ còn được tăng lên nếu không gian sử dụng khô ráo, thoáng mát, có điều hòa.

Các loại sơn nước hiện nay

Hiện nay trên thị trường có 5 loại sơn thuộc hệ thống sơn nước cơ bản nhất:

Bột trét: (Hay còn gọi là bột bả)

Là loại vật liệu có tác dụng làm phẳng bề mặt tường, giúp tăng tính thẩm mỹ cho tường nhà.

Sơn lót:

Là lớp sơn đầu tiên được quét trực tiếp lên bề mặt cần sơn nhằm tăng khả năng kết dính giữa bề mặt và lớp sơn phủ, bảo vệ lớp sơn phủ, giúp màng sơn mịn, đều và đẹp hơn.

Sơn chống thấm:

Là loại vật liệu quan trọng trong việc ngăn chặn sự thấm nước cho tường nhà. Có rất nhiều loại sơn chống thấm phù hợp với từng vị trí và công dụng chống thấm khác nhau.

Sơn nước nội thất:

Là loại sơn được sử dụng để trang trí, phủ màu cho bề mặt tường trong nhà.

Sơn nước ngoại thất:

Là loại sơn được sử dụng để trang trí, phủ màu cho bề mặt tường ngoài trời.

Định mức sơn nước

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn nước được sản xuất từ nhiều thương hiệu khác nhau. Mỗi dòng sản phẩm sẽ có độ che phủ, đặc tính mỹ thuật và kỹ thuật riêng nên các gia chủ cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về từng loại sơn để có thể xác định mức sơn nước thích hợp để sử dụng cho công trình.

Hạn sử dụng của sơn nước là bao lâu?

Khi đánh giá tuổi thọ của sơn, điều kiện bảo quản là yếu tố chính có thể thay đổi hạn sử dụng từ vài tháng đến nhiều năm. Nếu sơn trong tình trạng ban đầu nguyên sơ, vẫn còn niêm phong từ hãng sơn và chưa được sử dụng thì thời hạn đó có thể kéo dài đến một thập kỷ.

Nếu sơn đã mở nắp dù có đậy kín thì tốt nhất chỉ nên sử dụng trong vòng 1 năm. Còn nếu sơn đã được sử dụng, đóng kín kém và có tạp chất không mong muốn thì chỉ có thời hạn một vài tháng hoặc ngắn hơn rất nhiều.

Vì vậy, để thời hạn sử dụng được lâu thì các đội thi công và gia chủ cần bảo quản sơn nước đúng cách bằng cách để thùng sơn nước thẳng đứng, nắp thùng phải đậy kín, tồn trữ ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao.

Cách tẩy sơn nước

Trong quá trình thi công hay sửa chữa nhà, chắc chắn dù có cẩn thận đến đâu thì sàn nhà cũng ít nhiều sẽ bị dính vết sơn. Vì sơn không thể loại bỏ hoàn toàn bằng nước thông thường nên những cách tẩy sơn nước vừa hữu hiệu vừa an toàn đã được sử dụng bao gồm cồn 95 độ, xăng thơm, nước nóng, giấm, giấy nhám,…

Ngoài ra, trên thị trường cũng có các sản phẩm chuyên dụng như hóa chất tẩy sơn, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức khi lau chùi vết sơn.

Để có cách tẩy sơn hiệu quả nhất, các gia chủ cần chọn hóa chất phù hợp với từng mặt sàn như sàn gỗ hay nền gạch trơn, phẳng,… để tránh tình trạng nền bay màu, gây ra các vết xước,…
cách tẩy sơn nước đơn giản

Lưu ý khi lựa chọn

Hiện nay, có rất nhiều loại sơn nước được làm giả và nhái giống hàng thật đến 90% được bày bán trên thị trường. Để tránh trường hợp mua sơn nước giá rẻ kém chất lượng, mua phải hàng nhái, các gia chủ nên chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường hoặc mua hàng ở những đại lý sơn lớn, uy tín trên toàn quốc. Đồng thời, chọn sản phẩm phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân, xem kỹ mẫu mã và bao bì sản phẩm, hạn sử dụng rõ ràng, có mã vạch chống hàng giả.

Đặc biệt, cần kiểm tra sản phẩm còn nguyên tem nhãn, nguyên vẹn, không bị méo mó và chưa qua sử dụng.

Trên đây là những kiến thức về sơn nước mà chúng tôi muốn chia sẻ, hy vọng gia chủ sẽ đưa ra những quyết định phù hợp cho mái ấm thân yêu của mình.

Nguồn: Internet những kiến thức cần biết về sơn nước

https://mpicc.com.vn

Theo dự thảo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh, Bộ Y tế vừa gửi xin ý kiến khẩn gửi các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/3 đưa ra đề xuất không phải cách ly

Người nhập cảnh không phải cách ly, trẻ dưới 2 tuổi nhập cảnh không phải xét nghiệm

Sáng ngày 15/3, Bộ Y tế đã gửi dự thảo về việc phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Đồng thời xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh; đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19  gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản qua thư điện tử trước 17h cùng ngày để tổng hợp ban hành sớm theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.

Đề xuất người nhập cảnh không phải cách ly; trẻ dưới 2 tuổi không phải xét nghiệm - Ảnh 1.
Theo dự thảo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh, Bộ Y tế vừa gửi xin ý kiến khẩn gửi các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/3 đưa ra đề xuất người nhập cảnh không phải cách ly; trẻ dưới 2 tuổi nhập cảnh không phải xét nghiệm. Ảnh minh họa

Bộ Y tế cho biết:

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP  của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19“. Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ở nước ta đã đạt ở mức cao; số nhiễm mới theo ngày vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, số ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19 vẫn đang được kiểm soát tốt.

Ngoài ra, Việt Nam đã ghi nhận biến chủng Omicron trong cộng đồng, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam như sau:

 Yêu cầu về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh

Đối với người nhập cảnh theo đường hàng không:

Phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Đối với người nhập cảnh theo các đường khác (đường bộ, đường thủy, đường sắt):

Phải có xét nghiệm như đối với nhập cảnh bằng đường hàng không.

Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 như quy định nêu trên, phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2) kể từ khi nhập cảnh.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính:

Thì được phép rời khỏi nơi lưu trú, không phải cách ly y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính:

Thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh

Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định.

Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp…) báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định

Theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng bệnh COVID-19

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh: tự theo dõi sức khỏe, nếu có các triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2 ( sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp…) phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn, quản lý kịp thời;

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh: thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh; hạn chế tiếp xúc gần với người xung quanh.

Đối với người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh: trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, hạn chế dừng, đỗ dọc đường; tránh tiếp xúc gần với người xung quanh, đặc biệt là người già (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai, người có bệnh nền.

https://mpicc.com.vn

TPO – Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên được thực hiện trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày 15/3 đến hết ngày 14/3/2025 và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 13 nước từ ngày 15/3 ảnh 1

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 miễn thị thực cho công dân các nước.

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên được thực hiện trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày 15/3 đến hết ngày 14/3/2025 và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 15/3 và thay thế các Nghị quyết số 21, 23, 29 và số 33 của Chính phủ về tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương với các nước.

Bộ Ngoại giao chủ trì tổng kết, đánh giá và kiến nghị với Chính phủ việc gia hạn, tạm dừng hoặc chấm dứt chính sách miễn thị thực đơn phương quy định tại Nghị quyết này.

http://mpicc.com.vn

New York Times đưa tin, thời gian gần đây, các nhà khoa học đã báo cáo rằng biến thể mới, được gọi là Deltacron, đã xuất hiện ở nhiều quốc gia Châu Âu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khẳng định về sự xuất hiện của biến thể lai kết hợp gen của hai chủng Omicron và Delta này. Trước sự xuất hiện của biến chủng mới, nhiều người đặt câu hỏi liệu Deltacron có đáng lo ngại và vắc xin có hiệu quả trước biến chủng này hay không?

“Đây không phải là mối quan tâm mới, có điều biến thể lai này là cực kỳ hiếm. Mặc dù thông tin về Deltacron đã xuất hiện từ tháng 1, nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy biến thể này khiến số ca mắc tăng vọt”, Tiến sĩ Simon-Loriere, một nhà virus học tại Viện Pasteur ở Paris (Pháp), cho biết.

Ảnh minh họa. DPA.
Ảnh minh họa. DPA.

Tiến sĩ Simon nhấn mạnh:

Bộ gen của biến thể lai Deltacron không chỉ ra rằng nó có thể gây ra một làn sóng dịch bệnh mới. Cụ thể, gen mã hóa protein bề mặt của virus – được biết đến là đột biến – gần như hoàn toàn giống Omicron. Phần còn lại của bộ gen là Delta.

Được biết, protein đột biến là phần quan trọng nhất của virus khi xâm nhập vào các tế bào. Nó cũng là mục tiêu chính của các kháng thể được tạo ra thông qua việc bị nhiễm bệnh và tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19.

Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa mà con người có được để chống lại Omicron, bao gồm tiêm vắc xin hoặc có kháng thể sau khi bị nhiễm bệnh hoặc cả hai, vẫn sẽ có hiệu quả tốt trước biến thể lai Deltacron.

Hiện cũng chưa có dữ liệu chứng tỏ Deltacron lây lan mạnh hơn các biến thể trước đó. Tuy nhiên, giới chuyên gia kêu gọi vẫn cần thận trọng theo dõi Deltacron. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để có thêm nhiều dữ liệu hơn về biến chủng này.

Nguồn: https://kienthuc.net.vn/doi-song/bien-the-lai-deltacron-bung-o-chau-au-vac-xin-covid-19-co-hieu-qua-1675019.html

CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM!