Trang chủ Dịch vụ Thi công trần thạch cao
Thi công trần thạch cao
Mã sản phẩm:

MP01

Giá:

Liên hệ

Đặt hàng

Thông tin sản phẩm

Trong quá trình thi công trần thạch cao, nhà thầu dựa trên hồ sơ thiết kế và thực tế hiện trường kết hợp  với Tư vấn giám sát, để thi công đảm bảo chất lượng, kỹ, mỹ thuật và an toàn.  Đồng thời đảm bảo đúng tiến độ thi công công trình và các biện pháp thi công đã được  duyệt.

Biện pháp định vị lấy dấu

Sau khi được bàn giao mặt bằng, nhà thầu sẽ thi công xác định vị bắn tyren, lắp xương  trần… Căn cứ vào các mốc của các tầng đã được bàn giao tổ thi công có thể định vị  chính xác vị trí khoan, bắn vít, cao độ trần……

Biện pháp thi công trần thạch cao chìm

Bước 1: Xác định độ cao trần 

Lấy dấu chiều cao trần bằng máy bắn cốt (Laze), đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên  vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2 : Khung (cố định thanhV viền tường ) 

Tuỳ thuộc loại tường/ vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh để cố định thanh V viền  tường vào tường. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan  nhưng không được quá 300mm 

Bước 3 : Phân chia xương của thanh chính 

Chọn phương của thanh chính phù với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách giữa  các thanh chính theo sơ đồ hướng dẫn trong phối cảnh 

Bước 4: Móc 

Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 900mm, khoảng từ vách tới móc đầu tiên là  200mm ( nếu đầu thanh không được bắt vít liên kết với vách ) hoặc 400mm ( nếu đầu  thanh được bắt vít liên kết với vách ).

Bước 5 :Thanh dọc (thanh chính ) 

Thanh chính được chọn tuỳ thuộc theo loại mẫu trần chìm 

Bước 6 : Thanh ngang ( thanh phụ ) 

Được lắp vào các thanh chính bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mọi loại mẫu. Bước 7 : Điều chỉnh  

Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật  phẳng 

Bước 8 : Lắp đặt tấm lên khung  

Liên kết tấm vào khung bằng vít ,phải siết cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm khoảng  cách các vít không quá 250mm 

Bước 9 : Xử lý mối nối  

Các mối nối giữa các tấm trần được sử lý bằng bột trét và băng lưới sợi thuỷ tinh hoặc các  loại băng xử lý mối nối. Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng  không có gợn. Trác đầu vít bằng bột trét. 

Bước 10 : Xử lý viền trần 

Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt 

Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi  bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại.

 

Bước 11: Vị trí khoét lỗ đèn  

Vị trí khoét lỗ đèn theo đúng vị trí đã xác định thực tế và trên bản vẽ thiết kế

Biện pháp thi công trần thạch cao thả

Bước 1: Công tác xác định cao độ + lắp thanh viền tường 

1) Dùng máy laser xác định cao độ treo trần 

2) Đánh dấu vị trí của thanh viền tường bằng bút chì. 

3) Liên kết thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu sẵn trên tường bằng bằng  đinh thép với khoảng cách liên kết tối đa 150mm hoặc vít nở thích hợp với khoảng  cách liên kết tối đa 300mm. 

Bước 2: Công tác lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần thả

1) Đánh dấu vị trí điểm treo cho các bộ ty treo trên kết cấu trần hiện hữu.

2) Gắn pát thép lên kết cấu trần bằng đinh thép, sao cho khoảng cách tối đa từ tường  bao đến điểm treo đầu tiên là 600mm. Khoảng cách giữa 2 thanh chính T là  1200/1220mm. Khoảng cách tới các điểm treo tiếp theo là 1000mm. 

3) Kiểm tra cao độ khoảng hở trần bằng thước dây. 

4) Dùng kìm cắt kim loại đo cắt thanh thép để tạo bộ ty treo phù hợp với khoảng hở  trần. 

Tạo bộ ty treo: Bộ ty treo bao gồm 2 đoạn ty dây liên kết thông qua tender. Chiều  dài bộ ty treo bằng khoảng cách từ chiều cao thiết kế đến kết cấu bên trên  (trần/mái). 

Lưu ý: đầu thanh ty dây xuyên qua 2 lỗ tender đảm bảo chiều dài tối thiểu là 50mm. 5) Gắn bộ ty treo vào từng vị trí pát thép 

6) Lắp đặt thanh T chính vào bộ ty treo. 

7) Lắp đặt các thanh T phụ vào thanh T chính 

8) Lắp thanh T 1200/1220 vào thanh T chính. Tạo ô lưới trần 600x600mm/ 610x610mm  bằng cách gắn các thanh T 600/610mm vào các thanh T 1200/1220mm. 9) Kiểm tra và điều chỉnh tăng đơ thép để căn chỉnh độ phẳng bề mặt khung xương  trước khi thả tấm trần. Dùng máy laser kết hợp thước dây kiểm tra độ phẳng bề mặt  khung xương. Điều chỉnh bằng cách bóp cánh các tender thép.

Bước 3: Công tác gắn tấm thạch cao và xử lý khe nối 

Thả tấm vào các ô lưới trần. Khi lắp tấm hoa văn nên có chú ý đồng nhất hoa văn. Chú ý  mang bao tay sạch để tránh làm bẩn tấm trần.

Công tác vệ sinh công nghiệp

Nhà thầu sẽ phối hợp với nhà thầu xây dựng tiến hành công tác vệ sinh công nghiệp  trước khi bàn giao tơng hạng mục công trình 

Tất cả các thiết tấm trần, khung… trước khi bàn giao phải được vệ sinh công nghiệp  sạch sẽ, các thiết bị không được bám bẩn. 

Công tác dọn dẹp mặt bằng sẽ được thực hiện theo đúng yêu cầu hợp đồng.

Dọn dẹp mặt bằng Nghiệm thu bàn giao.

Nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ sau mỗi tầng hoàn thiện chia thành hai lần:  hoàn thiện xương, hoàn thiện tấm. 

Sau khi hoàn thành 02 tầng khung xương/ tấm Nhà thầu gửi công văn đề nghị Giám  sát Chủ đầu tư nghiệm thu xác nhận khối lượng.

Sau khi hoàn thành 10 sàn khung xương/ tấm Nhà thầu gửi công văn đề nghị Giám  sát Chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công. 

Nhà thầu sẽ phối hợp với Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư và các nhà thầu khác tiến  hành nghiệm thu vào giai đoạn cuối trước khi bàn giao công trình. Mọi hư hỏng  trước khi bàn giao nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm thay thế và sửa chữa lại.

https://mpicc.com.vn

https://zalo.me/0822077222

Chia sẻ
Ý kiến bình luận
Sản phẩm liên quan

CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM!